Những điều lưu ý khi làm bài thi trang trí màu

Để chuẩn bị cho kỳ thi năng khiếu sắp tới, chúng tôi sẽ đưa ra những điều cần lưu ý để tránh mắc lỗi khi làm bài thi Trang Trí Màu nhé!

1. Về bố cục

Dưới đây là ví dụ một vài lỗi thường thấy:

Chữ và hoạ tiết dồn một bên, nên bố cục bị nặng về bên trái

Họa tiết chính quá nhỏ, nhỏ bằng chữ (hoạ tiết phụ). Làm cả không gian liên kết nuốt luôn hoạ tiết. Và bài bị quá trống do không có bối cảnh

Bài này là hoạ tiết chính quá to, tràn cả bố cục. Phần chữ bị chèn ép quá sát hoặc lấn mép lề

Lỗi dùng quá nhiều đường thẳng, do kiểm soát đường thẳng không tốt làm cho bài bị cứng không mượt (dùng đường thẳng để trang trí là được nhưng là một cách khó, nếu làm được thì sẽ làm 1 điểm cộng, nếu không sẽ rất kì)

Lỗi bài quá trống, đặt vị trí họa tiết chính bị sai, phạm lỗi bố cục cơ bản, chữ bị chèn ép lên trên.

Cách điệu quá đơn giản, nhưng sai nhiều nhất là lệch đề,họa tiết như đang biểu thị nhịp cầu nhân ái, đồng cảm hơn là đề bài bình đẳng giớ

Ngoài ra ta còn có một số lưu ý khác:

  • Không vẽ chạm góc chết hay để họa tiết bị cắt.
  • Không vẽ những mảng không cần thiết.
  • Không vẽ những mảng tròn nhỏ.
  • Không vẽ các họa tiết quá phức tạp để tránh rối bài; mảng càng tối giản, chắt lọc càng tốt.
  • Luôn áp dụng nguyên tắc chia ba.
  • Không chia mảng nền làm hai.
  • Họa tiết hướng đầu vào nhau hoặc hướng về điểm sáng của bài.

2. Về màu

Nên tô song song họa tiết chính phụ cùng nhau để tránh trường hợp xung đột.

***  Tại sao lại tô song song chính-phụ?

Bởi vì màu nào họa tiết chính có, họa tiết phụ cũng có, nó chỉ yếu hơn về cường độ màu cũng như sắc độ. Khi tô song song thì sẽ dễ so sánh sáng tối và tránh tình trạng tranh chấp chính phụ.

Ví dụ: trong họa tiết chính có vàng. Thì sẵn tiện đó, mình bưng màu vàng làm trầm làm tối xuống xí. Đem qua họa tiết phụ luôn là tiện nhất.
Các bạn hay tô xong xuôi hết chính rồi mới qua phụ. Lỡ lát pha họa tiết phụ sáng và tươi y chang bên họa tiết chính thì lại khó.

Lỗi loạn cường độ và sắc độ

Lỗi loạn gam màu, thường do chưa xác định được gam màu mình muốn. Kèm theo là bị bạc màu

Lỗi màu bị non, thường các bạn chưa biết pha nhưng lại lấy hẳn trong hũ ra tô.

Lỗi chưa tạo được màu trung gian, làm mất liên kết nóng – lạnh

Và một số lưu ý khác khi làm bài thi như:

  • Tuyệt đối không dùng các màu neon, màu nhũ trong bài.
  • Không pha quá nhiều màu.
  • Không dùng quá 4-5 màu chính trong bài.
  • Nếu mắc phải lỗi trùng sắc độ, hãy vẽ thêm một mảng tối vào để tách phần họa tiết bị trùng ra. Động tác này vừa xử lý lỗi, vừa tạo ra chiều sâu cho bài.

3. Xử lý chữ (với đề thi yêu cầu chữ)

  • Chọn font không chân, chữ dày và chắc; nên dùng chữ in hoa.
  • Chữ được đặt ngay ngắn trên 1-2 hàng, thẳng và đều chữ, khi vẽ nên kẻ khung để căn chữ.
  • Vẽ thêm phần đổ bóng chữ để tạo khối.
  • Không nên chọn chữ có chân, có nhiều nét cong, nét thanh nét đậm vì rất khó đi nét và dễ làm lem bài.

Và điều quan trọng nhất trong tất cả những lưu ý trên là các bạn hãy đọc kỹ yêu cầu đề trước khi làm bài nhé.

Để tránh được những lỗi như trên thì các bạn cần có một quá trình luyện tập lâu dài. Ngày nay, nhiều bạn đã tìm đến các trung tâm luyện thi năng khiếu học Trang Trí Màu để bổ sung nhiều kiến thức và trau dồi thêm khả năng của bản thân.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay